Ngày nay, các bệnh lý xương khớp dường như không còn quá xa lạ với mọi người. Các bệnh lý này gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây là Các phương pháp chữa bệnh xương khớp tự nhiên, không dùng thuốc vừa cải thiện cơn đau hiệu quả, vừa an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
CÁC BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP
➢ Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương bên dưới bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và mất dịch khớp. Thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi già, nhưng cũng có những yếu tố thuận lợi như: di truyền, béo phì, thường xuyên có vi chấn thương ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc tiền sử chấn thương nặng ở khớp như: té ngã, chấn thương do lao động, tai nạn thể thao…
➢ Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.
➢ Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
➢ Bệnh gai cột sống: Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.
➢ Đau thần kinh tọa: Đau dây thần kinh tọa (là Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
➢ Thoái hóa cột sống: Bệnh do cột sống phải chịu nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm, thân đốt sống và các mổm gai sau.
➢ Loãng xương: Loãng xương, còn được gọi là bệnh xương giòn hoặc bệnh xốp xương, là tình trạng xương trở nên mỏng hơn và kém đặc hơn, khiến chúng trở nên giòn hơn và dễ gãy hơn. .
➢ Bệnh Gout: Bệnh Gout là một bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp.
ĐỐI TƯỢNG MẮC CÁC BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP
Nghề nghiệp, cơ địa, giới tính, tuổi tác,… đều là những yếu tố có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Sau đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao:
Nhóm người lao động phải đối diện với căn bệnh thoái hóa khớp
Nếu như trước đây, thoái hóa khớp thường gặp ở độ tuổi 50 trở lên thì nay tỷ lệ trẻ hóa theo độ tuổi ngày càng chiếm phần lớn. Đối tượng mắc thoái hóa khớp nhiều nhất là người lao động nặng, người chơi thể thao, vận động quá mức, người mắc bệnh khớp mạn tính.
Nguy cơ viêm khớp dạng thấp và loãng xương cao ở phụ nữ
Do cơ địa, sinh lý, do sinh đẻ nhiều lần và do thói quen sinh hoạt (dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động…) mà tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và loãng xương ngày càng gia tăng, nhất là ở nữ giới (2-6 lần).
Giáo viên đang phải đối mặt với căn bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh thầm lặng, thường gặp ở lứa tuổi trung niên từ 40-50 tuổi. Đặc biệt là giáo viên, người hưu trí, nhóm đối tượng lao động nặng nhọc phải đứng nhiều, ngồi lâu một tư thế.
Dân văn phòng nguy cơ cao mắc bệnh đau mỏi vai gáy
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy bao gồm do tư thế ngồi lâu, ngồi làm việc máy tính liên tục, nằm nghiêng,… khiến quá trình lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể bị giảm sút, khi ngủ dậy sẽ bị đau nhức. Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm nhiễm, chấn thương vùng cổ… và các bệnh lý khác cũng có thể gây đau vai gáy. Phần lớn người bệnh là dân văn phòng – đối tượng phải ngồi trước máy tính kéo dài, làm các công việc phải ngồi lâu, ít vận động hoặc những người ở độ tuổi trung niên.
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CÁC LOẠI BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP
1. Thực hiện phương pháp chườm nóng/lạnh
Đây là một cách đơn giản và dễ dàng để cải thiện tuần hoàn và giảm đau khớp nhẹ. Thông thường, bệnh nhân nên bắt đầu với chườm ấm trước khi chuyển sang chườm lạnh.
● Đối với chườm nóng: Bạn có thể thỉnh thoảng tắm nước ấm hoặc xông hơi khô để giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện tình trạng đau nhức. Một lựa chọn khác là sử dụng túi chườm nhiệt hoặc thiết bị sưởi ấm để giúp giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm.
● Đối với chườm lạnh: Các mô sụn bị tổn thương có thể gây đau khớp, sưng, đỏ và khiến cử động trở nên khó khăn hơn. Lúc này, chườm đá lên vùng bị đau có thể giúp giảm đau hiệu quả. Lưu ý, không nên chườm lạnh trực tiếp mà phải quấn nước đá vào khăn mềm để chườm.
2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng được sử dụng để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của cơ thể. Hiện nay, vật lý trị liệu được chia thành hai hình thức: vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu thụ động.
● Hình thức chủ động: Là những bài tập được thiết kế riêng như bài tập giãn cơ, bài tập kết hợp với dụng cụ hoặc bài tập dưới nước, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện nhóm cơ bị yếu.
● Hình thức bị động: Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại (sóng xung kích, laser, máy giải ép) không chỉ điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp cấp và mãn tính, các bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống - thoát vị đĩa đệm mà còn rút ngắn thời gian điều trị, giúp người bệnh khỏi bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.
3. Vận động, tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp của người già dẻo dai, tăng tuổi thọ cho hệ xương khớp. Chọn một số môn thể thao phù hợp với người cao tuổi như đi bộ, cầu lông, các bài tập yoga sẽ giúp cơ thể dẻo dai, các khớp vận động nhịp nhàng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh
Để giảm đau nhức xương khớp, người cao tuổi nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin có lợi cho xương, đặc biệt là canxi. Canxi sẽ giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe và có tác dụng phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp hiệu quả.
Mặt khác, nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán có thể khiến các triệu chứng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhiều biến chứng khác.
5. Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc
Một lối sống khoa học, ngủ đủ giấc cũng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh về xương khớp. Người cao tuổi phải có một lịch trình sinh hoạt khoa học, hợp lý để đảm bảo cơ thể chống chọi tốt với các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, chọn một chiếc đệm êm ái, tốt cho sức khỏe cũng rất hiệu quả trong việc giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn, giảm đau nhức xương khớp.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định và cách điều trị của bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu để được tư vấn cụ thể.
ĐỊA CHỈ KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Tại TP.HCM, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu là một trong những địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp an toàn và hiệu quả. Hiện tại, phòng khám đang áp dụng các phương pháp điều trị đông y để cải thiện bệnh xương khớp cho bệnh nhân một cách rõ rệt và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nếu bạn đang có ý định đi khám, kiểm tra các vấn đề xương khớp và khắc phục tình trạng căng cơ hãy yên tâm đến với Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu (Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm, P.11, Q5, TP.HCM). Bởi lý do:
Hoạt động chính quy: Phòng khám đã được Sở Y Tế cấp phép và kiểm định chất lượng
Bác sĩ: Là những người có bằng cấp, giàu kinh nghiệm, tay nghề vững vàng và tận tâm
Cơ sở vật chất: Hệ thống phòng chức năng thăm khám hiện đại, được đầu tư các thiết bị y tế nhập khẩu, vô trùng.
Chi phí hợp lí: Tuân thủ đúng mọi quy định được ban hành, không có tình trạng thu thêm phí, không tăng giá ngoài giờ.
Thời gian khám chữa bệnh linh hoạt: (8:00h-20:00h tất cả các ngày trong tuần). Hỗ trợ đăng ký – đặt hẹn khám trước dễ dàng.
Hy vọng từ bài viết chia sẻ về các vấn đề xoay quanh chữa bệnh xương khớp không dùng thuốc, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hãy nhấn ngay vào KHUNG CHAT hoặc gọi đến Hotline 028 3817 2299 bên dưới và trao đổi cùng các chuyên gia. Hoặc đặt trước lịch thăm khám bệnh xương khớp, tránh mất thời gian chờ đợi.