Tìm hiểu nguyên nhân của cơn đau chi ma và các cách khắc phục

Những người cắt cụt chi vì một lý do nào đó hầu hết đều phải chịu nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác, trong đó có đau chi ma - cơn đau ảo khiến người bệnh chịu nhiều khổ sở. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân của cơn đau chi ma và cách khắc phục sẽ giúp cho người bệnh hiểu được bản chất của cơn đau ảo này và được điều trị nhanh chóng hơn. Bài viết dưới đây của Phòng khám Xương Khớp Hoàn Cầu sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về đau chi ma.

CƠN ĐAU CHI MA LÀ GÌ?

Đau chi ma thường được mô tả là cảm giác đau một cách liên tục, gây khó chịu, loạn cảm và sẽ nặng hơn khi cử động hoặc có kích thích nào đó vào những vùng da bị tổn thương. Đây chính là hiện tượng thường xảy ra ở những người đã từng trải qua phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi). Trước đó, có nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân của cơn đau chi ma xuất phát từ vấn đề tâm lý. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng cảm giác đau chi ma thật sự là một bệnh lý cần được điều trị, nguyên nhân của cơn đau chi ma bắt bắt nguồn từ tủy sống và não bộ của người bệnh.

Trong một số trường hợp, cảm giác đau ảo này có thể thuyên giảm theo thời gian mà không cần bác sĩ điều trị. Ngược lại, một số người vẫn cảm nhận được đau chi ma dữ dội hàng ngày và phải cần đến sự hỗ trợ y tế.

Đau chi ma là cơn đau xảy ra chủ yếu ở những người đã đoạn chi

Dưới đây là những đặc điểm thường xuất hiện của cơn đau chi ma:

Khởi phát ở tuần đầu sau khi người bệnh đã bị đoạn chi, đôi khi cũng có thể khởi phát trễ hơn, khoảng vài tháng sau đó.

♦ Cơn đau chi ma thường tái đi tái lại nhiều lần.

♦ Các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến 1 phần của chi nằm cách xa phần thân của cơ thể, chẳng hạn như bàn chân đã bị cắt cụt.

♦ Cảm giác đau được mô tả tương tự với khi bị bỏng, bị bắn, chuột rút, châm chích như kim đâm hay đau nhói như bị nghiền nát.

NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN ĐAU CHI MA - CƠN ĐAU ẢO

Hiện nay, nguyên nhân của cơn đau chi ma vẫn chưa thể được xác định chính xác, nhưng cơn đau ảo này có thể có nguồn gốc từ tủy sống và não bộ của người bệnh. Trong quá trình chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như MRI - Chụp cộng hưởng từ hoặc PET - Chụp cắt lớp phát xạ positron cho thấy các phần của não bộ, nơi đã từng kết nối với các dây thần kinh của phần chi đã bị cắt cụt sẽ có phản ứng khi người bệnh cảm thấy đau.

Nhiều chuyên gia tin rằng đau chi ma có thể được giải thích như một phần của phản ứng với các tín hiệu được tổng hợp từ não. Sau khi cắt cụt chi, các khu vực của tủy sống và não sẽ bị mất đi tín hiệu đầu vào từ chi bị thiếu và bắt đầu có cách đặc biệt khác để điều chỉnh sự “tách rời” này của cơ thể. Kết quả của việc này chính là kích hoạt tín hiệu cơ bản nhất của cơ thể, đó chính là cảm giác đau.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng sau khi đoạn chi, não bộ có thể sẽ tái cấu trúc một phần mạch cảm giác của bộ phận bị cắt cụt sang một phần khác trên cơ thể. Nói cách khác, vùng bị cắt cụt không còn khả năng nhận thông tin cảm giác, nên thông tin đó sẽ được chuyển đến vị trí khác, chẳng hạn như từ bàn tay bị mất đến vùng gò má. Chính vì vậy, khi vùng má có sự va chạm, người bệnh cũng có cảm giác như bàn tay đã không còn cũng đang được chạm vào và đôi khi phản ứng này có thể gây đau.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân của cơn đau chi ma như các đầu dây thần kinh đã bị tổn thương, cảm giác đau vật lý còn lưu giữ lại trước khi cắt cụt cho hay do mô sẹo tại vị trí đoạn chi.

Nguyên nhân của cơn đau chi ma hiện vẫn chưa được xác định một cách cụ thể

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU CHI MA

Điều trị bằng thuốc

Mặc dù vẫn chưa có thuốc đặc trị đau chi ma, nhưng người bệnh có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm đau thần kinh được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, người bị đau chi ma thường cần phải trải qua thời gian dùng thử các loại thuốc giảm đau khác nhau để tìm ra được loại phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị đau chi ma là:

Thuốc giảm đau không kê đơn như naproxen natri, paracetamol hay ibuprofen.

► Thuốc chống co giật, trị động kinh như pregabalin và gabapentin.

► Thuốc chống trầm cảm 3 vòng gồm nortriptyline, amitriptyline và tramadol.

► Thuốc giảm đau narcotics nằm trong nhóm opioid, chẳng hạn như morphin và codein.

► Thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDA) như ketamine hay dextromethorphan.

Các liệu pháp y tế

Cũng như việc sử dụng các loại thuốc, điều trị đau chi ma bằng các liệu pháp y tế không xâm lấn cũng cần có thời gian thử nghiệm và quan sát triệu chứng. Dưới đây là một số kỹ thuật có thể giúp giảm đau ở một số người bệnh đau chi ma:

♦ Nghiệm pháp gương: Giúp loại từ những triệu chứng đau mạn tính do cơn đau chi ma bằng cách dùng ảo ảnh, tự thôi miên để thay đổi nhận thức của não bộ rằng phần cơ thể đã mất vẫn còn.

♦ Châm cứu: Liệu pháp này có thể làm giảm một số loại đau mạn tính. Nếu được thực hiện một cách chính xác, phương pháp châm cứu sẽ an toàn và mang đến hiệu quả giảm đau chi ma vô cùng tốt.

♦ Dao châm He-ne: Thay vì chọn phương pháp châm cứu truyền thống, nhiều người có thể cảm thấy giảm nhanh cơn đau chi ma hơn khi thực hiện liệu pháp dao châm He-ne.

Điều trị đau chi ma với các chuyên gia tại Phòng khám Xương Khớp Hoàn Cầu

Hiện nay, một trong những cơ sở y tế uy tín đang cung cấp các liệu pháp y tế hữu ích trong việc điều trị đau chi ma như trên chính là Phòng khám Xương Khớp Hoàn Cầu tại 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM. Với sự hội tụ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm trong lĩnh vực xương khớp, Phòng khám Xương Khớp Hoàn Cầu luôn mang đến cho người bệnh những trải nghiệm dịch vụ tốt, đạt kết quả cao và đảm bảo an toàn.

Rất mong nội dung bài viết trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân của cơn đau chi ma ở những người đoạn chi. Mọi thắc mắc khác cần được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ qua số 028 3817 2299 hoặc KHUNG CHAT bên dưới để được hỗ trợ tận tình.