Tìm hiểu bệnh đau khớp cổ chân

  Khớp cổ chân là một trong những khớp quan trọng, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phận trên cơ thể và liên quan đến hoạt động di chuyển. Do đó, những ảnh hưởng của bệnh đau khớp cổ chân có thể gây nguy hại cho hệ vận động của người mệnh.

  Các cơn đau nhức chân, di chuyển khó khăn, đặc biệt là ở cổ chân là những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm khớp cổ chân. Các chuyên gia khoa xương khớp nhận định, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, do đó người bệnh nên hạn chế vận động như chạy, nhảy, đi lại nhiều, ….

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp cổ chân

  ** Đau khớp cổ chân là bệnh lý mãn tính, có khi bệnh không có dấu hiệu cụ thể nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận biết bệnh qua một số biểu hiện sau:

   Cơ thể sốt cao, có cảm giác ớn lạnh và mệt mỏi.

   Cảm giác đau ở các khớp xương khi vận động.

   Bàn chân sưng làm hạn chế cử động của khớp xương.

   Khi vận động có cảm giác lạo xạo từ khớp, và hiện tượng đau quanh mắt cá kèm theo dấu hiệu sưng nhẹ.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

  Cổ chân được bao quanh với hệ thống xương và các dây chằng, có tác dụng giúp cổ chân hoạt động trong tư thế cân bằng và vững chắc. Nếu dây chằng bị rách, cổ chân sẽ kém vững, khiến bàn chân bị lệch, gây nên hiện tượng đau khớp cổ chân. Và nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do:

   Quá trình lão hóa khiến sụn khớp bị thoái hóa, xương cọ sát gây nên tình trạng đau nhức khớp cổ chân, làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn.

   Chấn thương do tai nạn trong lao động, học tập, … làm tổn thương đến khớp, gây viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn.

   Ảnh hưởng từ bệnh gút, đây cũng là nguyên nhân khiến khớp cổ chân bị sưng, viêm, đau nhức, …

   Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, khiến cơ thể dư thừa chất đạm nhiều, dẫn đến béo phì, thừa cân và làm tăng áp lực lên mắt cá chân, tạo ra bệnh đau khớp cổ chân.

 

Đau khớp cổ chân do nhiều nguyên nhân gây nên

Chữa bệnh đau khớp cổ chân như thế nào?

  Đau khớp cổ chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng vận động của người bệnh, gây ra các biến chứng về thận và tim mạch. Cần dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh để điều trị. Hơn thế nữa, người bệnh cũng cần lưu ý:

   Bệnh có thể chữa bằng cách châm cứu hoặc vật lý trị liệu với các bài tập liên quan đến khớp cổ chân.

   Chườm lạnh vào khớp cổ chân sẽ giảm đau và sưng khớp, mỗi ngày nên chườm 20 phút và lặp lại sau 2 đến 3 giờ. Hoặc có thể ngâm chân với nước muối ấm pha gừng từ 15 đến 30 phút, sẽ giúp làm dịu cơn đau, phòng bệnh khớp cổ chân.

   Khi thời tiết se lạnh nên hạn chế ra ngoài bởi trời lạnh có thể ảnh hưởng đến bệnh, khiến bệnh tiến triển nặng.

  * Lời khuyên: Tốt dành cho người bệnh là nên sớm đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị tốt.

 

Đau khớp cổ chân chữa như thế nào?

Cách phòng tránh bệnh đau khớp cổ chân

  Đau khớp cổ chân là bệnh rất khó chữa trị, đặc biệt nếu bệnh do thoái hóa khớp gây nên. Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta nên có cách phòng tránh bệnh với những lưu ý sau:

   Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động nhẹ, nếu chơi những môn thể thao đòi hỏi phải chạy nhiều thì nên cẩn thận, tránh làm tổn thương đến khớp cổ chân.

   Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có chứa nhiều canxi.

   Nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực lên cổ chân, cố gắng duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức thích hợp, không nên mang vác quá sức hoặc vận động mạnh.

  Để biết thêm thông tin về bệnh, bạn đọc có thể liên trực tiếp đến Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu số 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM hoặc liên hệ qua hotline: 028 3817 2299các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình và chu đáo hơn cho bạn.