Thuốc chữa viêm đường tiết niệu cho nam giới và lưu ý khi sử dụng

Viêm đường tiết niệu gây tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt…. vô cùng khó chịu và mệt mỏi, phiền toái trong các hoạt động sống. Chính vì thế, rất nhiều anh em đã tìm cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng thuốc hoặc các mẹo dân gian. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu phổ biến và lưu ý khi sử dụng.

DẤU HIỆU VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM

Điều đầu tiên nam giới cần làm là xác định bạn có đang mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không? Với những biểu hiện mà các chuyên gia nam khoa cung cấp dưới đây, bạn có thể nhận thấy triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

♦ Mắc tiểu liên tục, có thể tiểu tới 10 lần/ngày, lượng nước tiểu mỗi lần ra lại rất ít.

♦ Mỗi lần tiểu là mỗi lần có cảm giác kim châm dọc niệu đạo, bỏng rát mỗi khi nước tiểu thoát ra.

♦ Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục; xuất tinh đau buốt, có thể xuất tinh ra máu.

♦ Nếu nhiễm trùng nặng, bạn có thể nhìn thấy rõ nước tiểu vàng sậm/ vàng xanh hoặc màu đỏ trong nước tiểu (tiểu ra máu)

♦ Các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau vùng hông và bụng dưới…

♦ Cơ thể mệt mỏi, suy nhược; đau vùng hông lưng âm ỉ, sốt cao, buồn nôn…

Viêm đường tiết niệu vốn dĩ được cho là căn bệnh nguy hiểm bởi vì những bất lợi của nó gây ra quá nhiều cho nam giới. 

++ Trong trường hợp không chữa trị kịp thời, chúng gây ra những tác hại khó lường: Tâm lý mệt mỏi, bất an; cuộc sống hằng ngày bị xáo trộn, mất ngủ

++ Khi quan hệ vì cảm giác sợ đau mà giảm ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng “chuyện yêu” với bạn tình… 

++ Tình trạng viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, tinh hoàn và nguy hiểm nhất là chất lượng tinh trùng giảm, tinh trùng yếu hoặc chết tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh.

++ Viêm đường tiết niệu nặng, chuyển sang mãn tính sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng và gây suy thận, viêm bể thận…

THUỐC CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU BAO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiện nay khá đa dạng, có thể được bán ở các bệnh viện/ phòng khám hoặc quầy thuốc tây. Đối với từng trường hợp cụ thể bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc như:

Kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

Sulfamid là một loại kháng sinh được sử dụng trong trị viêm đường tiết niệu, thuốc có đặc tính kìm khuẩn cao. Theo đó hổ kháng khuẩn của Sulfamid rất cao, bao gồm các loại trực khuẩn gram âm, gram dương, trực khuẩn… 

Tuy nhiên tỉ lệ kháng thuốc tương đối cao (bao gồm cả kháng chéo giữa các Sulfamid), do đó khi điều trị Sulfamid cần được phối hợp với các nhóm kháng trong các đơn thuốc kháng sinh trị viêm đường tiểu.

Phân loại kháng sinh nhóm sulfamid bao gồm: Loại hấp thu - thải trừ nhanh, thải trừ chậm, loại dùng tại chỗ, loại hấp thu rất ít… Trong đó loại được dùng phổ biến là sulfamid loại hấp thu nhanh - thải trừ nhanh

Kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin cũng nhóm kháng sinh bán tổng hợp, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng và cơ chế tác động tương tự Penicillin. Dựa theo phổ kháng khuẩn mà kháng sinh Cephalosporin được chia thành 5 thế hệ từ 1 đến 5.

Theo đó, Cephalosporin ức chế sinh tổng hợp tế bào vi khuẩn nên thường được chỉ định trong đơn thuốc trị viêm đường tiết niệu từ bác sĩ. 

Kháng sinh Quinolon

Quinolon là kháng sinh được chỉ định sử dụng trong chữa viêm đường tiết niệu thuộc loại tổng hợp hoàn toàn. Loại kháng sinh nhóm Quinolon hoạt động thông qua khả năng ức chế tổng hợp ARN và AD của vi khuẩn - đóng vai trò là thuốc diệt khuẩn.

Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu khác

Hiện nay, cũng có nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu khác như: Thuốc Midasol, thuốc TanaMisolBlue, thuốc Domitazol, thuốc Miclacol Blue F, thuốc Mictasol Bleu, thuốc Micfasoblue… có tác dụng trong giảm sưng, đau; chống viêm, giảm sung huyết, chống nhiễm khuẩn - nhiễm trùng.

**Lưu ý: Tất cả những loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu nêu trên chỉ được chỉ định và sử dụng trong điều trị khi đã được thăm khám, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

THUỐC CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ KHÔNG? LƯU Ý KHI DÙNG

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá “nhạy cảm”, người bệnh rất e ngại khi đi khám nên thường tự điều trị tại nhà bằng thuốc tây mua ở nhà thuốc hoặc  điều trị theo những cách dân gian như nước râu bắp, nha đam, tỏi, cây mã đề, rau diếp cá…

Tuy nhiên, điều trị viêm đường tiết niệu bằng những cách này liệu có hiệu quả hay không?

++ Thứ nhất: Chỉ phần nào làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu giai đoạn nhẹ chứ không thể nào điều trị khỏi bệnh được.

++ Thứ hai: Người bệnh uống quá nhiều khi chưa rõ về nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ bệnh cụ thể dễ dẫn đến tác dụng phụ, lờn thuốc, tái phát nhiều lần…

++ Thứ 3: Lỡ áp dụng sai thuốc, sai liều lượng; điều trị không đúng bệnh… sẽ khiến ngày càng nặng nề hơn, gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nam cho biết: “Thuốc viêm đường tiết niệu thường được bác sĩ chỉ định điều trị khi bệnh còn nhẹ (sau khi đã thăm khám cụ thể). Thuốc phải được điều trị đúng với trường hợp mắc bệnh, mức độ và tùy vào cơ địa của cơ thể mà thuốc sẽ phát huy được tốt nhất.”.

Lời khuyên:

⇒ Điều trị bệnh nào cũng vậy không chỉ riêng về viêm đường tiết niệu; nếu như không có sự thăm khám và chẩn đoán từ chuyên gia mà bạn tự ý điều trị sẽ gây nguy hiểm rất nhiều.

⇒ Chính vì thế mà khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở nam khoa uy tín để được chuyên gia thăm khám kỹ càng và tiến hành điều trị theo phác đồ tiên tiến.

Hiện nay, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu là địa chỉ chuyên khoa uy tín trong khám và điều trị viêm đường tiết niệu; được đánh giá cao nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là môi trường khám chữa bệnh hiện đại, tiện nghi, quy trình khám nhanh chóng, thông tin cá nhân bảo mật, chính sách chi phí hợp lý…

Hi vọng rằng các thông tin về thuốc chữa viêm đường tiết niệu nêu trên sẽ giúp bệnh nhân tìm được phương án điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn, hãy Nhấn vào Khung Chat để được hỗ trợ ngay nhé!