Thoát vị đĩa đệm, thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý quá quen thuộc mỗi khi nghe đến. Đây là tình trạng tổn thương phổ biến ở đốt sống, gây đau nhức, yếu cơ và tê mỏi tay chân. Nếu không được điều trị kịp thời, đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Xem thông tin dưới đây sẽ cung cấp đến bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần là bao xơ và nhân nhầy bên trong thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát vào nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu.

Những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao phải kể đến như là: người cao tuổi, người có tính chất công việc nặng nhọc, dân văn phòng phải thường xuyên ngồi lâu, người béo phì,...

Giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh chuyển nặng với các dấu hiệu như sau:

+ Đau nhức tay hoặc chân: Những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, sau đó vùng đau có xu hướng lan ra vùng vai gáy, chân tay. Cơn đau có thể chuyển biến từ âm ỉ đến đau dữ dội khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

+ Tê bì tay chân: Điều này là do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì hoặc cảm giác ngứa tại vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần lan xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân.

+ Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo, liệt, sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

NGUYÊN NHÂN BẠN BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở mỗi người không giống nhau và không phải ai cũng biết rõ nguồn cơn khiến đĩa đệm bị tổn thương là gì. Nhưng, hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm xuất phát từ những lý do chính dưới đây:

 Cột sống bị tổn thương: Vận động quá mức, sai tư thế và lặp đi lặp lại hoặc thay đổi chuyển động đột ngột, mang vác nặng... khiến cột sống bị tổn thương.

 Lão hóa tự nhiên: Theo thời gian đĩa đệm sẽ bị lão hóa dẫn đến mất nước, kém linh hoạt và dễ rách, đồng thời giảm khả năng chống đỡ càng làm tăng áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng chịu tổn hại nặng nề hơn.

 Tính chất công việc: Những người làm công việc đòi hỏi càng nhiều sức lực lên cột sống, nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao, điển hình là công nhân khuân vác, thợ xây, nông dân, người đứng hay ngồi lâu (thợ máy, hớt tóc, công nhân nhà máy)…

 Di truyền: Một số người có khả năng thoát vị đĩa đệm khi người thân trong gia đình là “nạn nhân” của căn bệnh này.

 Lối sống ít vận động: Vận động giúp đĩa đệm hấp thu dinh dưỡng và oxy tốt hơn. Vì vậy, đĩa đệm của những người có thói quen lười vận động hay ít vận động có thể bị thoát vị sớm hơn bình thường.

 Ngoài ra một số người mắc bệnh về xương khớp như đau lưng, đau cột sống thắt lưng lâu ngày không điều trị cũng có thể dần biến chứng của thoát vị.

CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Nếu kéo dài hoặc trì hoãn thời gian khám bệnh, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng khôn lường, điển hình như:

 Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: Nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép lên rễ thần kinh dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa. Mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ không làm chủ được nhu cầu tiểu tiện và đại tiện của bản thân.

  Mất cảm giác một vùng lớn: Hội chứng mất cảm giác yên ngựa cũng là hậu quả khi đĩa đệm bị thoát vị. Đúng như tên gọi, hội chứng mất cảm giác yên ngựa làm mất cảm giác ở đùi trong, mặt sau bắp chân và khu vực xung quanh trực tràng.

 Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và nguy cơ teo cơ là rất cao.

 Không thể vận động: Bệnh cản trở khả năng vận động linh hoạt cho người bệnh. Nguy cơ tàn phế, bại liệt, sống phụ thuộc vào người thân (chiếm hơn 38% trong các biến chứng về thoát vị đĩa đệm).

Như vậy, ngoài hệ vận động, nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống, chúng ta nhất định không được chủ quan trước bất kỳ biểu hiện nào cảnh báo bệnh lý này. Cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG CÁCH NÀO?

Nếu việc thay đổi thói quen sống, sinh hoạt tại nhà để chữa căn bệnh này nhưng không khỏi thì bạn cần nên đến gặp các bác sĩ xương khớp để được thăm khám. Thông qua hình ảnh X Quang hay Mri giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó đưa ra giải pháp điều trị tốt hơn.

Một số phương pháp được áp dụng để chữa khỏi chứng thoát vị đĩa đệm cho nhiều bệnh nhân phải kể đến đó là:

 Điều trị bằng thuốc: Khi bệnh nhẹ, bác sĩ có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy vào tùy mức độ đau nhức của mỗi người, cụ thể là:

- Thuốc giảm đau chống viêm

- Thuốc giảm đau thần kinh.

- Thuốc giãn cơ.

- Thuốc giảm sưng đau

Lưu ý: Bạn chỉ được uống hoặc tiêm thuốc khi có chỉ định của bác sĩ bởi tùy tiện dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt thậm chí khiến bệnh nặng hơn.

 Điều trị bằng vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp vật lý chuyên trị thích hợp giúp giải tỏa cơn đau và cảm giác tê mỏi do thoát vị đĩa đệm gây ra có thể là: xoa bóp, bấm huyệt, kích thích sóng siêu âm cải thiện vùng bị ảnh hưởng, lưu thông máu và giảm đau.

 Điều trị ngoại khoa: Được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân gặp biến chứng ảnh hưởng đến sự vận động. Lúc này, phương pháp chỉ định thường là:

- Dao châm He-ne: Điều trị bằng cách tác động sâu vào huyệt vị vùng bị thoát vị và thoái hóa, giúp loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức, giải phóng các điểm chèn ép, hỗ trợ phục hồi xương khớp nhanh chóng.

- Dao dịch thể: Với phương pháp này, chất dịch đặc biệt được đưa vào bên trong cột sống giúp làm giãn cột sống, giải phóng chèn ép thần kinh, hỗ trợ điều trị cột sống về đúng cấu trúc tự nhiên.

Tại TPHCM để có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm bằng những phương pháp tốt, hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình thì bạn có thể liên hệ đến Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu để được các bác sĩ hỗ trợ.

Chuyên khoa xương khớp Hoàn Cầu đã giúp không ít bệnh nhân thoát khỏi bệnh xương khớp, sớm ngày vận động trở lại bình thường, nhận được không ít sự khen ngợi và tin tưởng của bệnh nhân sau khi chữa trị tại đây.

Bạn có thể gọi trực tiếp đến Hotline 028 3817 2299 hoặc nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn kỹ hơn về giá cả, đồng thời các chuyên viên sẽ giúp bạn làm thủ tục nhận mã số khám ưu tiên, không phải chờ đợi mệt mỏi.