Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu phân tích bệnh viêm đường tiết niệu – Một trong những bênh lý khá phổ biến hiện nay và có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng nếu không khám và điều trị kịp thời, sẽ làm cho bệnh nhân gặp nhiều biến chứng khác nhau và có thể dẫn đến tử vong. Và bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này để phòng ngừa và điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU PHÂN TÍCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Để hiểu rõ về bệnh viêm đường tiết niệu, các bạn hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về bệnh qua nội dung sau đây nhé.
1. Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu hay viêm đường tiểu được xem là một tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu, gây viêm nhiễm trong một số cơ quan trong hệ tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu có thể phân loại dưới 2 loại hình khác nhau gồm:
► Viêm đường tiết niệu trên bao gồm: Viêm thận và bể thận cấp, viêm thận và bể thận mạn tính, áp xe thận và thận ứ mủ. Viêm đường tiết niệu dưới gồm: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến.
► Ngoài ra, viêm đường tiết niệu có thể được phân loại theo diễn biến thành hai loại chính là nhiễm khuẩn niệu đơn giản và nhiễm khuẩn niệu phức tạp.
► Đối với nhiễm khuẩn niệu đơn giản thường xảy ra ở những người không có các vấn đề khác liên quan đến hệ tiết niệu. Các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu mà không có những yếu tố nguy cơ đặc biệt.
► Còn nhiễm khuẩn niệu phức tạp thường xảy ra ở những người có các vấn đề khác liên quan đến hệ tiết niệu. Gồm các tình trạng như: Bàng quang thần kinh, sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai hoặc đặt Catheter đường tiết niệu.
2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ra sao?
Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu (khoảng 95%) là do vi khuẩn bị nhiễm ngược từ niệu đạo vào bàng quang (5% còn lại thông qua đường máu). Nhưng vi khuẩn Escherichia coli chiếm tới 80% là tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến nhất.
Escherichia coli là một loại vi khuẩn thường xuất hiện trong đường ruột. Chúng cũng có thể tồn tại trên da gần khu vực hậu môn và có khả năng xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu nếu không tuân thủ vệ sinh cá nhân đúng cách. Do vị trí của đường tiểu và hậu môn ở phụ nữ gần nhau hơn so với nam giới, nên nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cũng cao hơn ở phụ nữ.
Với bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
Viêm đường tiết niệu ở nam giới có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này thường gây bệnh khi không tuân thủ vệ sinh đúng cách, gây nhiễm trùng trong vùng quy đầu và da quy đầu.
Với bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Do thói quen vệ sinh vùng kín từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu và vệ sinh cá nhân không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh đúng thời gian (sau mỗi 3 – 4 tiếng) trong kỳ kinh nguyệt cũng là một yếu tố nguy cơ.
3. Vậy bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Mặc dù viêm tiết niệu đơn giản thường không gây biến chứng ở phụ nữ trẻ và không có bất thường về đường tiết niệu, nhưng nhiễm trùng tiết niệu phức tạp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể gây tổn thương và phá hủy mô thận, gây hoại tử nhú thận và làm tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận vĩnh viễn hoặc buộc phải cắt bỏ thận. Khi không được điều trị đúng liều kháng sinh hoặc kéo dài trong thời gian dài, chúng có thể lan ra máu và gây nhiễm khuẩn huyết, gây sốc nhiễm khuẩn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU PHÂN TÍCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH
Nếu các bạn đã tìm hiểu các thông tin trên và đã hiều được các nguyên nhân gây ra bệnh. Tiếp theo đây các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu phân tích bệnh viêm đường tiết niệu với cách điều trị và phương pháp phòng tránh ở nội dung này.
1. Cách điều trị viêm đường tiết niệu
Để điều trị viêm đường tiết niệu thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh. Nếu triệu chứng chỉ xuất hiện ở đường tiết niệu dưới như: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh uống trong 5 - 7 ngày. Còn trường hợp có triệu chứng sốt và ớn lạnh, nhiễm trùng huyết hoặc tồn tại ổ viêm tại đường niệu trên, người bệnh sẽ cần nhập viện và được sử dụng kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch.
2. Phòng ngừa viêm tiết niệu như thế nào?
Để phòng ngừa viêm tiết niệu, các bạn cùng cần tìm hiểu một vài biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
Uống đủ nước: Bạn nên uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, như thế sẽ giúp thúc đẩy việc tiểu tiện thường xuyên, loại bỏ vi trùng khỏi đường tiết niệu và hạn chế nhiễm trùng ngược dòng.
Vệ sinh cơ quan sinh dục: Với chị em phụ nữ và đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, nên giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách. Rửa sạch từ phía trước ra sau sau khi đi tiểu và trước, sau khi quan hệ tình dục.
Kiểm tra và tầm soát: Nếu bạn từng bị hoặc đang mắc phải sỏi thận hoặc vấn đề về tiết niệu, bạn nên kiểm tra định kỳ và tầm soát để phát hiện bệnh kịp thời.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu phân tích bệnh viêm đường tiết niệu với các thông tin trên chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Nếu bạn đang có bất câu câu hỏi thắc mắc liên quan bệnh viêm đường tiết niệu, bạn click vào khung chat chuyên gia sẽ tư vấn ngay nhé.