Đứt dây chằng chéo sau và dấu hiệu cảnh báo

Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương không gây quá nhiều đau đớn như dây chằng chéo trước, nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động, đặc biệt là khả năng vận động với cường độ cao. Chính vì vậy, cần nắm rõ các dấu hiệu của đứt dây chằng chéo sau để có thể điều trị kịp thời. Cùng theo dõi bài biết dưới đây để biết về Những dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo sau.

ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU LÀ GÌ? 

Dây chằng chéo sau (PCL) và dây chằng chéo trước (ACL) hợp nhất với nhau để tạo thành chữ X ở giữa đầu gối, nối xương đùi với xương chày. Một trong hai dây chằng bị chấn thương có thể gây đau, sưng và cảm giác không ổn định ở đầu gối.

Đứt dây chằng chéo sau là tình trạng căng, rách hoặc đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau của đầu gối. Loại chấn thương này chủ yếu xảy ra khi đầu gối trước phải chịu những tác động mạnh do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao... Các môn thể thao dễ bị đứt dây chằng đầu gối bao gồm bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục...

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU

1. Cảm giác đau đớn ở đầu gối

Đứt dây chằng chéo sau có thể gây đau đầu gối từ nhẹ đến trung bình, gây ra tình trạng  khó di chuyển, cử động. Tệ hơn nữa, cơn đau khiến người bệnh không thể đi lại bình thường được.

2. Sưng đầu gối

Khu vực đầu gối bị thương sẽ bị sưng nhanh và to ra bất thường so với bên còn lại. Tình trạng sưng này dễ nhận thấy nhất vài giờ sau chấn thương, khiến đầu gối gặp nhiều khó khăn khi hoạt động.

3. Lỏng khớp

Không có dây chằng cố định và các chấn thương khác ngoài đứt PCL, đầu gối có cảm giác chùng xuống và lệch khỏi vị trí. Nếu khớp gối khi cử động hoặc sờ vào có cảm giác lỏng lẻo như sắp rơi ra thì cần đến cơ sở y tế để được can thiệp càng sớm càng tốt.

4. Hệ xương khớp bất thường

Khi bị đứt dây chằng chéo sau, bệnh nhân sẽ thấy phần đùi hơi teo lại, đầu trên cẳng chân bị trượt ra sau bất thường.

5. Thoái hóa khớp gối

Đây là dấu hiệu của chấn thương PCL khi không được điều trị. Các triệu chứng thoái hóa phổ biến bao gồm sưng, đau, dịch viêm ở khớp gối, gập và duỗi gối, đi lại khó khăn.

6. Khả năng vận động bị hạn chế

Tổn thương dây chằng chéo sau dẫn đến hạn chế vận động, biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân đi trên đường gồ ghề hoặc lên xuống cầu thang. Ngoài ra, bệnh nhân không thể thực hiện các hoạt động mạnh và nhanh như đá, nhảy và chạy.

NGUYÊN NHÂN ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Một số nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau như:

Khi tác động trực tiếp vào mặt trước của cẳng chân, cẳng chân bị đẩy ra sau và người bệnh trong tư thế ngồi hoặc khuỵu chân.

Chấn thương đầu gối đột ngột do tai nạn giao thông (tai nạn do thắng gấp, hãm phanh đột ngột).

Chấn thương do chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày hoặc trượt tuyết.

Kéo hoặc giãn dây chằng quá mức.

ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU CÓ TỰ LÀNH KHÔNG? KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?

Đối với những trường hợp đứt dây chằng chéo sau không quá nghiêm trọng hoặc không kèm theo các tổn thương phối hợp thì người bệnh có thể tự hồi phục nếu biết áp dụng các thủ thuật điều trị tại nhà như R I C E (Rest: nghỉ ngơi, Ice: chườm đá lạnh, Compression: băng gối, Elevation: kê chân cao).

Nếu tổn thương dây chằng chéo sau mà có ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt thì có thể phải cân nhắc điều trị. Khi tình trạng lỏng khớp trở nên nghiêm trọng, sờ thấy khớp gối lỏng sắp rời ra thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Mặc dù rất khó để có thể ngăn ngừa chấn thương dây chằng, vì chúng thường là hậu quả của một tai nạn hoặc tình huống không lường trước được. nhưng nếu tuân thủ một số cách sau đây bạn sẽ có thể giảm thiểu tình trạng đứt dây chằng chéo sau:

● Lựa chọn phương pháp vận động phù hợp với thể chất của bản thân.

● Tập trung vào việc khởi động, đặc biệt là các bài tập kéo dài thường xuyên, để duy trì phạm vi chuyển động linh hoạt của khớp. 

● Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh cho đùi và bắp chân để ổn định các khớp. 

● Cẩn thận khi chơi các môn thể thao như đá bóng, tennis, bóng rổ… thường gây tổn thương dây chằng đầu gối.

● Xây dựng chế độ ăn phù hợp, cân đối, đặc biệt chú trọng các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. 

● Duy trì cân nặng hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ thừa cân béo phì và tránh áp lực cho khớp gối.

ĐỊA CHỈ KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Hiện trên địa bàn TPHCM, Phòng khám xương khớp Hoàn Cầu tọa lạc tại: 80 - 82 Châu Văn Liêm, P.11, Q5, TP.HCM được đánh giá là cơ sở y tế có điều trị đứt dây chằn đạt chất lượng chuẩn quốc tế với nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị lẫn các dịch vụ y tế.

♦ Sở y tế cấp phép hoạt động: Phòng khám Hoàn Cầu được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động, đảm bảo một quy trình làm việc an toàn và chất lượng.

♦ Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn: Bác sĩ xương khớp tại Hoàn Cầu là những y bác sĩ tốt và giỏi, hoàn thiện được 2 mặt y đức – chuyên môn cao, khám chữa bệnh luôn đạt được kết quả cao.

♦ Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng khám không ngừng nâng cấp cơ sở y tế và nhập khẩu thiết bị y tế hiện đại, từ các nước  u Mỹ như Đức, Ý, Mỹ,…. Việc đầu tư trang thiết bị y tế tối tân, chính là trợ thủ đắc lực trong việc điều trị và khám chữa bệnh.

♦ Thủ tục đơn giản, thời gian khám linh hoạt: Phòng khám và điều trị từ 8h00 - 20h00, tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ, Tết. Mọi thủ tục khám bệnh đều có nhân viên hướng dẫn tận tình nên nhanh chóng và đơn giản tiết kiệm thời gian cho người bệnh.

♦ Chi phí công khai và minh bạch: Chi phí được niêm yết rõ ràng, minh bạch, kê khai theo từng hạng mục đúng quy định Bộ Y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh, cam kết không xảy ra chi phí phát sinh sau điều trị.

Hy vọng từ bài viết chia sẻ về Đứt dây chằng chéo sau và dấu hiệu cảnh báo, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hoặc đặt trước lịch thăm khám bệnh xương khớp, tránh mất thời gian chờ đợi, hãy nhấn ngay vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi đến Hotline 028 3817 2299.