Đau xương cùng cụt: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Đau xương cùng cụt là tình trạng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bệnh lý, thừa cân - béo phì,... Dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa, tình trạng đau xương cùng cụt vẫn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc nhận biết các nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh tình trạng đau xương cùng cụt qua bài viết dưới đây là điều rất cần thiết mà bất cứ ai cũng nên quan tâm đến.

ĐAU XƯƠNG CÙNG CỤT LÀ BỆNH LÝ GÌ?

Xương cùng cụt nằm ở vị trí cuối cùng xương sống và là phần xương được cấu tạo bởi 5 đốt sống, từ đó tạo thành hình tam giác nối với vùng xương hông. Vai trò chính của xương cùng cụt chính là giúp cơ thể cân bằng khi ngồi, di chuyển hoặc đứng,... Ngoài ra, phần xương này còn có tác dụng giúp cố định các cơ quan như cơ, gân, dây chằng và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Đau xương cùng cụt là tình trạng đau ở xung quanh phần xương cuối cùng của cột sống. Cơn đau xương cùng cụt thường diễn ra một cách âm ỉ. Đặc biệt, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi người bệnh vận động như đứng lên, ngồi xuống hoặc di chuyển sau 1 khoảng thời gian đứng yên.

Tình trạng đau xương cùng cụt có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi tác, giới tính và cân nặng, cụ thể như sau:

Phụ nữ có nguy cơ bị đau xương cùng cụt cao gấp 5 lần so với nam giới, nhất là đối với những người phụ nữ đang mang thai.

♦ Người lớn và thanh thiếu niên thường bị đau vùng xương cùng cụt thường xuyên hơn so với trẻ em.

♦ Xương cụt của những người bị thừa cân - béo phì thường dễ bị đau hơn gấp 3 lần so với những ai có cân nặng ở mức bình thường.

Đau xương cùng cụt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

ĐAU XƯƠNG CÙNG CỤT: NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN

Chấn thương xương cùng cụt

Xương cùng cụt bị chấn thương chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng xương này bị đau. Chẳng hạn như tai nạn giao thông, bị ngã từ trên cao hay va chạm khi chơi thể thao,... có thể khiến cho xương cùng cụt bị gãy hoặc các khớp xung quanh vùng này bị trật, từ đó gây ra cảm giác đau đớn.

Xương cùng cụt bị thoái hóa

Tương tự các vùng xương khác trên cơ thể, xương cùng cụt cũng có thể bị thoái hóa do tuổi tác. Khi đó, người bị thoái hóa xương cùng cụt có thể gặp phải các triệu chứng đau ở hông hoặc mông. Sau đó, cơn đau thường sẽ lan dần xuống khu vực háng, 2 chân, đầu gối và nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Thừa cân - Béo phì

Tình trạng thừa cân - béo phì khiến cho xương cùng cụt chịu một áp lực lớn hơn bình thường. Trong khoảng thời gian dài, xương cụt sẽ có xu hướng lệch dần ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các dây thần kinh và khiến người bệnh bị đau.

Ngồi quá nhiều

Đối với những người có tính chất công việc bắt buộc phải ngồi yên 1 chỗ trong khoảng thời gian quá dài sẽ có nguy cơ cao bị đau xương cùng cụt. Bởi lúc này, xương cụt của họ sẽ rất dễ bị tổn thương phải chịu áp lực lớn một cách thường xuyên. Chính vì vậy, những người làm việc văn phòng chính là những đối tượng cần đặc biệt chú ý đến tình trạng đau xương cụt.

Ngồi quá lâu trong 1 tư thế có thể gây ra tình trạng đau xương cùng cụt rất khó chịu

Đau xương cùng cụt do mang thai

Tương tự như trường hợp bị thừa cân - béo phì, các mẹ bầu sẽ có trọng lượng cơ thể tăng lên một cách đáng kể. Từ đó, việc này có thể khiến cho xương cùng cụt chịu áp lực lớn, bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và gây đau.

Rối loạn chức năng sàn chậu

Bệnh lý này xuất hiện khi các khối cơ và dây chằng xung quanh vùng sàn chậu bị lão hóa nên không còn khả năng giữ các cơ quan ở vùng chậu đúng vị trí ban đầu (thường do quá trình sinh nở tự nhiên). Từ đó, việc này sẽ gây chèn ép lên xương cụt và gây ra cảm giác đau cho người bệnh.

Hội chứng Levator

Hội chứng Levator hay còn được gọi là hội chứng cơ nâng hậu môn - một loại rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Hội chứng này không chỉ khiến cho xương cùng cụt bị đau mà còn có thể gây đau lan rộng đến hông hoặc các khu vực lân cận khác.

Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng

Đây là tình trạng các đĩa đệm và xương ở vùng thắt lưng bị thoái hóa, hình thành nên những gai xương gây đau nhức cho người bệnh. Nếu không được điều trị bệnh đúng cách, cơn đau này sẽ dần lan rộng sang các khu vực xung quanh, trong đó có xương cùng cụt.

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau xương cùng cụt còn có thể xuất hiện do các bệnh lý khác như khối u, nhiễm trùng, gai xương, tăng sinh xương,...

Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng có thể khiến người bệnh bị đau lan sang xương cụt

ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG CÙNG CỤT BẰNG CÁCH NÀO?

Uống thuốc giảm đau không steroid - NSAID, tuy nhiên, cách này không được khuyến khích trong lâu dài vì không thể trị dứt điểm được các nguyên nhân gây đau xương cùng cụt và có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận, dạ dày, gan,... của người bệnh.

► Chườm lạnh để giúp giảm sưng và đau xương cùng cụt. Sau đó tiến hành chườm nóng để giảm tình trạng căng cơ. Lưu ý, cách điều trị này chỉ có hiệu quả với trường hợp bị đau xương cùng cụt tạm thời.

► Dùng gối để giúp giảm áp lực lên xương cùng cụt nếu bạn ngồi lâu thường xuyên, đang tăng cân hoặc có thai.

► Người bị đau xương cùng cụt mãn tính có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ phần xương này. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng được cách trên.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ĐAU XƯƠNG CÙNG CỤT

Để phòng tránh tình trạng đau xương cùng cụt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

⇒ Vận động đúng cách thường xuyên, đặc biệt người làm văn phòng nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh tạo áp lực quá lớn cho xương cùng cụt.

⇒ Giữ cân nặng ở mức độ định, tránh tình trạng tăng cân quá mức.

⇒ Bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho xương khớp để hạn chế tình trạng thoái hóa.

⇒ Đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay khi bản thân vừa gặp phải chấn thương nào đó.

Trị đau xương cùng cụt với các bài tập vật lý trị liệu

Đau xương cùng cụt có thể là tình trạng thoáng qua, tự khỏi nhanh chóng nhưng ngược lại cũng có nguy cơ kéo dài dai dẳng, khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên, để tránh tình trạng đau xương cùng cụt trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm nhất khi có các dấu hiệu lạ.

Khi đó, người bệnh có thể yên tâm chọn Phòng khám Xương Khớp Hoàn Cầu tại 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM để được thăm khám, điều trị bởi các chuyên gia xương khớp giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn theo phương pháp Đông y mang lại hiệu quả cao. Để theo dõi, tìm hiểu chi tiết hơn về các dịch vụ điều trị bệnh xương khớp theo hướng Đông y hoặc đặt lịch thăm khám, hãy gọi ngay vào số 028 3817 2299 để được hỗ trợ nhiệt tình.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được những nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa tình trạng đau xương cùng cụt hiệu quả. Mọi thắc mắc khác về vấn đề xương khớp cần được tư vấn, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua KHUNG CHAT bên dưới để được chia sẻ chi tiết hơn với các chuyên gia.