Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân cần chú ý và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch chân (suy van tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch chi dưới) là tình trạng tĩnh mạch bị tắc nghẽn, căng phồng lên, cản trở sự tuần hoàn của máu, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Dưới đây là những thông tin về dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân cần chú ý và cách điều trị mà bệnh nhân nên biết để bảo vệ đôi chân.

GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Giãn tĩnh mạch chân là một bất thường về mạch máu, gây cản trở máu về tim, khiến máu dồn ứ lại trong lòng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch bị căng phồng lên, nổi rõ dưới da.

Giãn tĩnh mạch chân ở nữ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở nam giới, tuy vậy bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Đối với nhiều người, giãn tĩnh mạch chân chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng phần lớn giãn tĩnh mạch chân gây ra những cơn đau đớn, làm người bệnh khó vận động, thậm chí mất vận động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Bên cạnh đôi chân, bệnh nhân cũng có thể bị giãn tĩnh mạch ở tay, bụng, mặt, hậu môn, cơ quan sinh dục,…

 

Mô phỏng hình dạng tĩnh mạch bị giãn

 Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch ở chân khá đa dạng:

Suy van tĩnh mạch sâu bẩm sinh hoặc do tuổi tác

+ Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, sinh nở, chu kỳ kinh,… hoặc người sử dụng các liệu pháp hormone thay thế.

+ Yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người từng bị giãn tĩnh mạch chân, bạn cũng có thể bị bệnh này.

+ Tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân do béo phì, thừa cân, mang thai, thường xuyên đi giày cao gót,…

+ Đặc thù công việc khiến bạn thường xuyên đứng hoặc ngồi quá nhiều, làm cản trở lưu thông máu.

 Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm, giãn tĩnh mạch chân có thể gây nên những biến chứng khôn lường:

● Loét chân, đặc biệt là ở khu vực xung quanh mắt cá chân.

● Viêm tắc tĩnh mạch khiến bệnh nhân bị đau nhức nhiều, chân sưng phù, vận động rất khó khăn.

● Hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch, huyết khối chảy về tim, phổi gây thuyên tắc phổi, nghẹt van tim, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

● Những tĩnh mạch nhỏ bị giãn thường rất yếu, có thể bị vỡ ra gây hiện tượng xuất huyết dưới da, tạo thành các vết bầm tím, lâu ngày gây thiếu máu.

DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn nhẹ có thể không gây đau đớn nên nhiều người không chú ý. Tuy nhiên, nếu phát hiện những triệu chứng sau thì bệnh nhân cần đi khám sớm:

► Xuất hiện tĩnh mạch dưới da: Ở khu vực bắp chân, khuỷu chân, cạnh bàn chân,… xuất hiện những đường ngoằn ngoèo có màu tím xanh, đỏ tía, đỏ bầm,… Nếu bị giãn các tĩnh mạch lớn, bệnh nhân sẽ thấy tĩnh mạch nổi lên giống rễ cây.

► Đau chân: Cảm giác đau nhức chân, nặng chân, nhói chân, tê rần ở chân, triệu chứng nặng hơn khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi quá lâu, đôi khi bệnh nhân thấy ngứa da chân.

 

Các dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân có thể quan sát tại nhà

► Phù nề chân: Đột ngột chân sưng to không đi vừa giày dép, khi ấn vào chân thấy thì da lõm xuống. Triệu chứng này thường xuất hiện đồng thời với đau chân, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 chân.

► Da đổi màu: Da có màu tím xanh, thâm sạm, thậm chí là đen do thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ bắp, bị xuất huyết ngoài da.

► Loét chân: Thiếu dinh dưỡng lâu ngày khiến tế bào bị hoại tử, hình thành những vết loét khó lành. Những vết loét nhỏ xen kẽ với vết loét lớn khiến người bệnh đau đớn và có nguy cơ phải cắt bỏ một phần chân.

Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân cần cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp – mạch máu khám sớm. Tại đây, các chuyên gia sẽ khám lâm sàng, cho bệnh nhân thực hiện siêu âm lopper mạch máu, chụp CT,… hoặc những phương pháp khác nhằm phát hiện tình trạng mạch máu bị giãn, dấu hiệu xuất hiện huyết khối (máu đông) bên trong tĩnh mạch.

LÀM THẾ NÀO ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN HIỆU QUẢ?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân không quá khó để điều trị nếu bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân xâm lấn tối thiểu, hiệu quả điều trị cao và đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh.

Tại Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu – một trong những địa chỉ y tế chuyên khoa cơ xương khớp TPHCM, những phương pháp sau được áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch chân:

■ Dùng thuốc:

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, các loại thuốc tây y hoặc đông y được kê đơn có tác dụng ngăn chặn hình thành huyết khối, phá vỡ những huyết khối đã tình thành, làm bền thành mạch máu hạn chế vỡ mạch máu nhỏ, giảm đau, giảm sưng viêm, hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa nhiễm trùng vết loét,…

Một số loại thảo dược có thể được dùng để điều trị giãn tĩnh mạch chân gồm hạt dẻ ngựa, cỏ ba lá, tinh chất trái nho,… có thể được sử dụng thêm.

 

Những phương pháp chữa giãn tĩnh mạch chân

■ Chích xơ tĩnh mạch:

Đây là phương pháp có hiệu quả rất cao với các dạng giãn tĩnh mạch chân. Các chuyên gia y tế sẽ sử dụng chất gây xơ để tiêm vào bên trong tĩnh mạch bị suy giãn. Chất này sẽ tạo thành nút đóng không cho máu chảy về đoạn tĩnh mạch bị hư hại, đoạn tĩnh mạch này sẽ bị chai cứng và cơ thể loại bỏ trong vòng vài tuần.

Mặc dù thủ thuật này có thể áp dụng tại những cơ sở y tế nhỏ, không cần quá trình vô cảm, nhưng để tránh thao tác kỹ thuật sai gây chảy máu, sưng vết tiêm, chích nhầm vào động mạch,… bệnh nhân cần đến cơ sở y tế lớn có chuyên gia giàu kinh nghiệm.

■ Một số phương pháp ngoại khoa khác:

++ Dùng tia laser để loại bỏ những tĩnh mạch nhỏ bị suy giãn.

++ Vi phẫu loại bỏ giãn tĩnh mạch chân, áp dụng cho trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ và lớn.

HOÀN CẦU – ĐỊA CHỈ CHỮA GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN UY TÍN

Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu (số 80 - 82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM) không chỉ áp dụng những phương pháp tiên tiến, xâm lấn tối thiểu trong điều trị giãn tĩnh mạch chân mà còn chú trọng nhiều phương diện khác, đem lại một môi trường y tế chuyên nghiệp, làm hài lòng đông đảo bệnh nhân:

 

Các chuyên gia y tế tại Xương Khớp Hoàn Cầu đang khám cho người bệnh

» Chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, thành thạo trong điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng các phương pháp nội ngoại khoa thích hợp.

» Phòng khám có khu vực thủ thuật – tiểu phẫu vô trùng đúng chuẩn, thiết bị hiện đại.

» Thuốc sử dụng điều trị giãn tĩnh mạch chân đều đạt chất lượng, không gây dị ứng khi tiêm vào cơ thể bệnh nhân.

» Thời gian làm việc linh hoạt từ 8h-20h hàng ngày, phù hợp với quỹ thời gian rảnh của nhiều người bệnh.