Dấu hiệu gai gót chân là gì? Có nguy hiểm không?

Gai gót chân (viêm cân gan bàn chân, viêm gan bàn chân) là bệnh lý thường gặp ở người trung niên, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Vậy dấu hiệu gai gót chân là gì? Có nguy hiểm không?

DẤU HIỆU GAI GÓT CHÂN LÀ GÌ?

Gai gót chân còn được gọi là viêm cân gan bàn chân hoặc viêm gan bàn chân, xảy ra do gân ở gan bàn chân bị viêm. Nguyên nhân gây bệnh được biết đến là do lớn tuổi, vận động vùng gân bàn chân quá nhiều, béo phì, bệnh nhân có dị tật bàn chân bẹt,…

Triệu chứng gai gót chân có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên chân, vị trí đau ở phía dưới lòng bàn chân (gan bàn chân), cách vùng gót chân khoảng 4 cm, khi chạm vào sẽ gây đau nhiều hơn.

Bệnh nhân có thể phát hiện gai gót chân qua các dấu hiệu sau:

 

Gai gót chân khiến bệnh nhân bị đau ở gan bàn chân, hướng về phía gót chân

+ Đau gót chân nhiều sau khi nghỉ ngơi: Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân mới thức dậy hoặc khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi lâu, khi vận động trở lại thấy đau.

+ Đau tăng lên khi đi lại: Khi bệnh nhân đi lại, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, cảm giác như “giẫm phải gai” ở gót chân, nên thường phải kiễng gót, khi lại bằng ngón chân.

+ Thay đổi dáng đi: Nhiều bệnh nhân bị đau gót chân đi lại không vững, hoặc ngại đi bằng gót chân khiến dáng người xiêu vẹo, đi khập khiễng, ảnh hưởng đến cột sống.

+ Xuất hiện gai xương ở gan bàn chân: Khi chụp x-quang, MRI hoặc CT kiểm tra sẽ thấy gai xương ở gan bàn chân, xung quanh dải gân achilles.

 Nếu bệnh gai gót chân không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong đi lại và tăng nguy cơ bị một số bệnh cơ xương khớp như hội chứng ống cổ chân, viêm khớp gối, lệch xương hông, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…

CHỮA TRỊ GAI GÓT CHÂN NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Khi xuất hiện dấu hiệu gai gót chân, bệnh nhân cần đi khám lâm sàng, chụp x-quang,… xác định bệnh. Căn cứ vào kết quả khám, chuyên gia cơ xương khớp sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả như:

 Dùng thuốc: Dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, đào thải canxi thừa,… Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xoa bóp,… tùy trường hợp.

 Dao châm He-ne: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng. Các chuyên gia sẽ xác định huyệt vị vùng đau, sau đó sử dụng thiết bị dao châm He-ne tác động vào bên trong huyệt, bóc tách các mô bị kết dính, loại bỏ gai xương, phá vỡ cục máu đông xung quanh vùng viêm,… Sau khi rút dao châm, các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng thêm để tăng tính hiệu quả.

 

 Vật lý trị liệu:

 Châm cứu – bấm huyệt: Tác động vào gan bàn chân nhằm giảm đau, giảm sưng viêm các cơ xung quanh gân bàn chân.

 Chiếu đèn hồng quang: Hoặc sóng viba, sóng ngắn,… nhằm làm giãn cơ, giảm đau, hỗ trợ bệnh nhân đi lại dễ dàng.

➤ Để ngăn ngừa bệnh quay trở lại, bệnh nhân nên sử dụng giày đế mềm khi đi lại, sử dụng thêm miếng lót bàn chân, nghỉ ngơi nhiều, kê cao chân khi nghỉ ngơi,…

ĐÂU LÀ ĐỊA CHỈ CHỮA GAI GÓT CHÂN TỐT TẠI TPHCM

Bệnh nhân có thể chọn lựa Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu (số 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM) để thăm khám và điều trị gai gót chân. Phòng khám hiện đang áp dụng những phương pháp tiên tiến theo hướng đông tây y kết hợp như dùng thuốc đông y, dao châm He-ne, châm cứu, bài tập phục hồi chức năng chân,…

Bên cạnh sở hữu những phương pháp tiên tiến trong chữa trị gai gót chân, Phòng Khám Hoàn Cầu còn được đánh giá cao bởi những yếu tố sau: