Cứng khớp ngón tay ngón chân là mắc bệnh gì?

Cứng khớp có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau trên cơ thể như khớp bả vai, khớp háng, khớp tay, chân… Trong đó, phổ biến hơn là tình trạng cứng khớp ngón tay ngón chân. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến của các bệnh lý thuộc hệ cơ xương khớp. Nếu kéo dài có thể dẫn đến teo cơ, mất khả năng vận động.

Vậy cứng khớp ngón tay ngón chân là biểu hiện của bệnh gì? xem ngay 4+ bệnh lý xương khớp nguy hiểm dễ gặp nhất trong bài viết dưới đây.

4+ NGUYÊN NHÂN GÂY CỨNG KHỚP NGUY HIỂM

Cứng khớp là tình trạng khó cử động/ xoay hay di chuyển ở các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay/ bàn tay, cổ tay, khuỷu tay hay khớp đầu gối, cổ chân và 2 bên bàn ngón chân,… Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây khó khăn, trở ngại lớn trong sinh hoạt, vận động.

Hiện tượng cứng khớp ngón tay, ngón chân do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu do các bệnh lý xương khớp, điển hình nhất vẫn là 4 bệnh lý sau đây:

Viêm khớp dạng thấp

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là gây sưng, đỏ, đau nhức và sau đó là gây cứng khớp, tê bì tay chân. Thường là các khớp nhỏ như khớp ngón tay, khớp ngón chân. Bệnh nặng có thể hình thành nốt thấp ở khớp khuỷu, đầu gối, xung quanh khớp nhỏ; cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao…

Thoái hóa khớp

Đây là dạng viêm khớp thoái hóa có thể liên quan đến tuổi tác hoặc chấn thương xương khớp trong thời gian dài, khiến các khớp bị hao mòn. Khi mới bị bệnh, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức sau vận động, các triệu chứng tăng nặng theo thời gian. Về sau, hiện tượng cứng khớp; sưng tấy các cơ, nghe thấy tiếng kêu “lộp cộp” khi di chuyển,…

Viêm bao hoạt dịch khớp

Đây là tình trạng các bao hoạt dịch khớp bị viêm, có thể hiện tượng đau và cứng khớp. Bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi khớp trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khớp gối, khớp háng; một số trường hợp ở khớp tay/ chân…

Bệnh gout

Gout xảy ra do sự gia tăng lượng acid uric, lắng đọng các tinh thể muối urat ở các khớp. Gây hiện tượng sưng, đau và viêm khớp. Bệnh nhân thường bị đau ở khớp ngón chân cái, sau lan tỏa sang khu vực khác, xuất hiện hạt tophi dưới da,…

Bệnh lý khác gây cứng khớp

Lao xương, u xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hay mắc bệnh phụ khoa, bị thừa chân béo phì, ít vận động chân tay, tác dụng phụ của thuốc,… cũng gây cứng khớp.

CHÚ Ý CÁC BIỂU HIỆN CỨNG KHỚP NGÓN TAY NGÓN CHÂN

Với mỗi bệnh lý gây cứng khớp khác nhau, dấu hiệu triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Nhìn chung, cứng khớp sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:

 Ban đầu, các khớp chỉ tê, cứng ở mức độ nhẹ; chưa ảnh hưởng đến vận động. Càng về sau, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân khó cử động ở vùng khớp bị tổn thương.

 Triệu chứng cứng khớp xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng; sau khi ngủ dậy hoặc duy trì ở một tư thế lâu.

Khi người bệnh gập – duỗi các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn bình thường

 Cứng khớp có thể đi kèm với đau khớp, sưng khớp, vận động khớp kém linh hoạt…

 Bệnh nhân lưu ý: Cứng khớp phần lớn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp. Về lâu dài, cứng khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:

   Teo cơ, biến dạng khớp, mất khả năng vận động…

   Cứng khớp ngón tay có thể gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông

   Ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: tim mạch, huyết áp, rối loạn chức năng tình dục,…

   Bại liệt – cuộc sống phải phụ thuộc vào người thân

Do đó, khi có các biểu hiện liên quan đến xương khớp như sưng khớp, đau nhức xương khớp hay cứng khớp, tê bì tay chân, đau mỏi vai gáy, khó vận động khớp gối/ khớp vai, khớp háng… hãy thăm khám sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

CÁCH ĐIỀU TRỊ CỨNG KHỚP NGÓN TAY NGÓN CHÂN HIỆU QUẢ

Đối với cứng khớp, bên cạnh việc cố gắng tăng cường vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt. Bệnh nhân nhất định cần phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì mới đem đến được hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện nay, tại Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh cứng khớp nhờ áp dụng đúng bệnh bằng những phương pháp sau:

 Dùng thuốc đặc trị: Đối với cứng khớp ở mức độ nhẹ; bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Có thể kết hợp Đông – Tây y để có tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng cứng khớp; bồi bổ từ bên trong, tăng sự linh hoạt cho khớp xương; từ đó đẩy lui tình bệnh hiệu quả.

- Lưu ý: Sử dụng thuốc điều trị phải tuân thủ theo đúng thuốc và đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Không tự ý đổi thuốc, giảm liều, tăng liều…

 Dao châm He-ne: Sự tác động của dao châm siêu vi mục đích tiếp cận chính xác phạm vi bị bệnh, bóc tách mô sụn bị kết dính, giải phóng các dân thần kinh chèn ép, kháng viêm, loại bỏ cứng khớp nhanh chóng, … Điều trị hiệu quả trong trường hợp thoái hóa khớp, bệnh gout, viêm khớp.

 Vật lý trị liệu: Một số phương pháp khác có thể được chỉ định để tăng thêm hiệu quả điều trị như: Nắn khớp xương, dao dịch thể, bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, chiếu sóng hồng ngoại… tăng khả năng phục hồi chức năng vận động cho ngón tay, ngón chân khi bị cứng khớp.

 Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên phối hợp với bác sĩ. Thường thì những quy trình này chỉ diễn ra khoảng 20 phút, bệnh nhân sẽ được ra về trong ngày, nhanh hồi phục.

Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu tọa lạc tại 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM sẽ là nơi đồng hành cùng bạn để điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và cứng khớp tay, chân nói riêng.

Đến khám chữa bệnh tại đây, bạn sẽ không cần phải xếp hàng chờ đợi lâu. Chỉ cần gọi trực tiếp đến Hotline 028 3817 2299 hoặc đặt hẹn trước [Tại Đây] là sẽ được các chuyên viên hỗ trợ:

  ♦ Làm thủ tục online miễn phí

  ♦ Lấy mã số ưu tiên khám trước

  ♦ Khám trong giờ vắng khách

  ♦ Hỗ trợ khám ngoài giờ (kể cả chủ nhật và ngày lễ tết)