Chấn thương xương cụt: Nguyên nhân và cách điều trị

Xương cụt là đoạn xương nhỏ ở cuối cột sống, tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối trọng lượng cơ thể khi ngồi. Khi chấn thương xương cụt sẽ khiến ta “đứng ngồi không yên”. Xương cụt là vị trí tuy ít mắc những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhưng lại rất dễ bị chấn thương. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm về tình trạng chấn thương xương cụt và cách điều trị. 

XƯƠNG CỤT VÀ TÌNH TRẠNG CHẤN THƯƠNG VÙNG XƯƠNG CỤT 

Xương cụt hay xương cùng (tiếng Anh là Tailbone hay Coccyx) nằm ở phần cuối của cột sống và bao gồm 4 hoặc 6 đốt sống (xương cụt của phụ nữ thường ngắn hơn của nam giới). Một điều đặc biệt là nếu các đốt sống ở vùng khác được tách biệt với nhau bởi đĩa đệm thì các đốt sống ở xương cụt hợp nhất với nhau thành một khối duy nhất.

Chấn thương xương cụt là tình trạng đau xung quanh phần xương cuối cùng của cột sống. Cơn đau ở xương cụt thường diễn ra âm ỉ. Khi người bệnh vận động, chẳng hạn như ngồi xuống, đứng lên, di chuyển sau khoảng thời gian đứng yên,… cơn đau sẽ trở nên vô cùng dữ dội.

DẤU HIỆU CHẤN THƯƠNG VÙNG XƯƠNG CỤT

Chấn thương ở vùng xương cụt thường gây đau và bầm dập ở vùng xương cụt. Người bệnh đôi khi sẽ nhầm lẫn với những vấn đề thuộc về cột sống. Một số dấu hiệu nhận biết bị chấn thương vùng xương cụt bao gồm:

Đau và căng cứng vùng ngay trên mông.

Cơn đau diễn ra âm ỉ và đôi khi đau nhói.

Tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, đi vệ sinh và khi quan hệ tình dục.

Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân. 

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VÙNG XƯƠNG CỤT

Một số nguyên nhân gây đau ở vùng xương cụt như:

➤ Tai nạn, té ngã: Chấn thương xương cụt là nguyên nhân chính gây đau ở khu vực này. Ví dụ, ngã từ trên cao, tai nạn giao thông hoặc va chạm khi chơi thể thao có thể làm gãy hoặc trật khớp xương cụt xung quanh khu vực này, gây đau đớn.

➤ Thoái hóa xương khớp: Xương cụt cũng có thể bị thoái hóa do tuổi tác như những xương khác trên cơ thể. khi xương bị thoái hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở mông hoặc hông, sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống háng, đầu gối, cả hai chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

➤ Ngồi nhiều: Nếu tính chất công việc của bạn bắt buộc phải ngồi lâu thì xương cụt sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn khiến xương dễ tổn thương hơn. Vì vậy, nếu bạn làm việc ăn phòng thì cần phải chú ý đến tình trạng này.

➤ Thừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì sẽ khiến cơ thể phải chịu áp lực lớn, đặc biệt là xương cụt. Trong thời gian dài, xương cụt sẽ dần lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, chèn ép lên dây thần kinh và gây đau. 

➤ Mang thai: Cũng tương tự như trường hợp thừa cân hay béo phì, khi mang thai, trọng lượng cơ thể của người phụ nữ tăng lên đáng kể khiến cho xương cụt cũng phải chịu một áp lực khá lớn và có thể lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó.

➤ Đau do bệnh lý khác: Một số bệnh lý xương khớp khác cũng có thể khiến vùng xương cụt bị đau như:

● Hội chứng Levator ( hội chứng cơ nâng hậu môn): Đây là một dạng rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Cơn đau do hội chứng này gây ra không chỉ gây đau ở vùng xương cụt mà còn có thể lan xuống mông hoặc các vùng lân cận khác.

● Rối loạn chức năng sàn chậu: Khi các cơ sàn chậu và dây chằng già đi và không thể giữ các cơ quan vùng chậu đúng vị trí (thường là trong quá trình sinh nở tự nhiên), xương cụt sẽ bị chèn ép và gây đau. .

Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: Trong tình trạng này, các đĩa đệm và xương ở lưng dưới bị thoái hóa và hình thành các gai xương gây đau. Nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau có thể lan dần ra các khu vực xung quanh, bao gồm cả xương cụt.

● Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng, khối u, gai xương, tăng sinh xương,... cũng có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt

ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG VÙNG XƯƠNG CỤT

Thường thì những người bị đau xương cụt có thể tự phục hồi, có đến 90% các bệnh nhân tự thuyên giảm bệnh khi sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà như:

✦ Dùng thuốc giảm đau thông thường là paracetamol.

✦ Dùng thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID như ibuprofen để giảm đau và giảm sưng, phù nề.

✦ Giảm thời gian cần phải ngồi lâu một chỗ. Tập tư thế rướn người về phía trước nếu phải ngồi lâu để giảm sức đè nén lên xương cụt.

✦ Tắm nước nóng về cuối ngày để thư giãn cơ bắp toàn thân và giảm đau tại chỗ.

✦ Sử dụng đệm gel hình nêm hoặc đệm xương cụt (gối tròn có lỗ) khi ngồi.

✦ Kéo dãn và tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho các nhóm cơ ở vùng lưng dưới và xương chậu.

✦ Chườm nóng hoặc chườm lạnh cho vùng lưng dưới, áp dụng trong thời gian không quá 20 đến 30 phút mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày.

 Nếu như các biện pháp trên không giúp cơ đau xương cụt thuyên giảm, người bệnh có thể áp dụng các thủ thuật can thiệp tại chỗ như: 

✦ Phong bế dây thần kinh tại chỗ quanh vùng xương cụt bằng cách sử dụng thuốc tê và steroid để giảm sưng viêm.

✦ Liệu pháp xoa bóp, thư giãn cơ.

✦ Các bài tập kéo giãn, nắn chỉnh và cải thiện tư thế do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn.

✦ Châm cứu.

✦ Kích thích điện thần kinh qua da (TENS).

✦ Trong trường hợp cơn đau xương cụt là kháng trị, dù khả năng gặp phải là rất hiếm, các lựa chọn phẫu thuật sau đây cần được xem xét và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt xương cụt có thể mất vài tháng cho đến một năm.

✦ Cắt một phần xương cụt.

✦ Cắt toàn bộ xương cụt.

ĐỊA CHỈ KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Tại TP.HCM, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu là một trong những địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp an toàn và hiệu quả. Hiện tại, phòng khám đang áp dụng các phương pháp điều trị đông y để cải thiện bệnh xương khớp cho bệnh nhân một cách rõ rệt và đảm bảo an toàn sức khỏe. Cụ thể, các phương pháp Đông y được ứng dụng vào quá trình trị bệnh xương khớp tại Hoàn Cầu bao gồm:

 Châm cứu.

 Bấm huyệt.

 Xóa bóp.

 Dao dịch thể.

 Dao châm He-ne.

 Chích xơ tĩnh mạch,...

Chữa bệnh xương khớp hiệu quả tại Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu

Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu có địa chỉ tại 80-82 Châu Văn Liêm,P.11, Q.5, TP.HCM, là cơ sở khám, chữa bệnh đã được Sở Y tế cấp phép trong các hoạt động thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đồng thời, phòng khám còn được đánh giá cao bởi tay nghề bác sĩ giỏi chuyên khoa xương khớp, quy mô rộng lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị và phòng chức năng chuyên sâu trong lĩnh vực xương khớp,...

Đến nay, phòng khám đã đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa các bệnh về xương khớp phổ biến như gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, tê bì chân tay, phong thấp, thoát vị đĩa đệm,... cho rất nhiều bệnh nhân.

Trong suốt nhiều năm hoạt động, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu luôn giữ được phong độ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, mang đến kết quả tốt, sự hài lòng cho đông đảo bệnh nhân. Vậy nên, nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về xương khớp, người bệnh có thể yên tâm chọn Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu để được điều trị bằng những phương pháp hiệu quả.

Hy vọng từ bài viết chia sẻ về Chấn thương xương cụt và cách điều trị, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hoặc đặt trước lịch thăm khám bệnh xương khớp, tránh mất thời gian chờ đợi, hãy nhấn ngay vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi đến Hotline 028 3817 2299.