Bong gân bàn chân tuy không thường xảy ra bằng tình trạng bong gân cổ chân nhưng nó cũng gây khó khăn cho người bệnh rất nhiều. Vì mặc dù bàn chân là bộ phận có kích thước nhỏ nhưng đó là bộ phận chống đỡ cho toàn cơ thể, nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc di chuyển và đi lại. Vì vậy nếu bị bong gân bàn chân, bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị hoặc có những biện pháp xử lý tại nhà. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về Cách chữa trị bong gân bàn chân và một số điều cần biết.
BONG GÂN BÀN CHÂN LÀ GÌ?
Bong gân bàn chân là chấn thương dây chằng hỗ trợ các khớp ở bàn chân, làm tổn thương một hoặc nhiều dây chằng ở khớp. Vì vậy, mặc dù gọi là bong gân, nhưng dây chằng bị tổn thương chứ không phải gân và cơ.
Bong gân bàn chân được chia thành 3 mức độ nghiêm trọng như sau:
♦ Cấp độ 1: Vết rách nhỏ ở dây chằng.
♦ Cấp độ 2: Rách một phần lớn ở dây chằng.
♦ Cấp độ 3: Các dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc tách rời khỏi xương.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BONG GÂN BÀN CHÂN
Khi bị bong gân bàn chân, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu như sau:
● Đau và nhức gần vòm bàn chân. Bạn có thể cảm nhận được điều này ở phía dưới, phía trên hoặc hai bên bàn chân.
● Phần bàn chân bị sưng và bầm tím.
● Nghe tiếng trật chân, nếu chú ý có thể có cảm giác bị rách vào thời điểm chấn thương.
● Các cơn đau ở mu bàn chân và khớp không thể cử động như bình thường được.
● Nếu tổn thương nặng đến mạch máu và dây thần kinh, người bệnh còn bị tê, liệt bàn chân.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BONG GÂN BÀN CHÂN
Hầu hết nguyên nhân gây bong gân bàn chân đều là do gặp phải chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn, hoặc khi phải hoạt động nặng:
• Các môn thể thao sức bền như chạy và đi bộ cũng có nguy cơ cao bị bong gân bàn chân.
• Các vận động viên bóng chuyền, bóng rổ và bóng đá có nguy cơ bị bong gân chân khi thường xuyên phải bật nhảy trong các trận đấu.
• Đi giày, dép không vừa chân khi tập thể dục.
• Những người đã từng bị bong gân trước đó có nguy cơ tái chấn thương cao hơn những người chưa bao giờ bị bong gân.
• Những người thừa cân hoặc béo phì gây áp lực lên đôi chân nhiều hơn khiến dây chằng dễ tổn thương gây bong gân.
• Môi trường làm việc hoặc tập thể dục gồ ghề, có nhiều chướng ngại vật, đá, ẩm ướt hoặc trơn trượt khiến bạn có nguy cơ bị thương cao hơn khi chạy hoặc di chuyển.
• Tai nạn trong sinh hoạt, lao động như trượt, ngã,...
• Bê vác vật nặng hoặc sai tư thế.
CÁCH XỬ LÝ KHI BONG GÂN BÀN CHÂN
Đối với trường hợp bong gân nhẹ, bệnh nhân có thể tự xử lý tại nhà bằng những cách sau, thực hiện càng sớm càng tốt:
1. Chườm đá
Nước đá giúp giảm sưng và giảm viêm rất hiệu quả. Cẩn thận không chườm đá trực tiếp lên da. Thay vào đó, hãy quấn một chiếc khăn mỏng quanh túi nước đá. Để nó trên khớp bị đau trong 20 phút, sau đó lấy đá ra trong 10 phút. Lặp lại càng nhiều lần càng tốt trong 24 đến 72 giờ đầu tiên.
2. Nghỉ ngơi
Người bệnh bị bong gân chân cần dừng ngay hoạt động thể thao hoặc công việc cần đi lại, vận động chân. Điều này giúp chân bị chấn thương được phục hồi, giảm bớt cơn đau và chấn thương nặng hơn.
3. Dùng băng ép
Để cố định bàn chân và có thời gian để các gân bị tổn thương, bong gân và sưng tấy lành lại, bệnh nhân có thể băng ép nhẹ quanh mắt cá chân. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần nẹp mắt cá chân hoặc nạng để có thể di chuyển.
4. Giữ cao vùng khớp bị chấn thương
Kê cao chân hơn tim trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương bong gân để giảm áp lực cho chân, giúp phục hồi nhanh chóng hơn.
5. Dùng thuốc
Hãy đi khám bác sĩ nếu bong gân chân gây đau nhức quá mức ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày của bạn. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng viêm….
LƯU Ý KHI BỊ BONG GÂN BÀN CHÂN
Trong trường hợp bong gân, dây chằng bị rách có thể chảy máu, tùy thuộc vào mức độ chảy máu. Chảy máu có thể khiến khớp bị bong gân sưng lên. Bầm tím quanh khớp do tụ máu, nóng và đau tại chỗ bong gân.
Dân gian lâu nay nhiều người vẫn truyền miệng nhau cách chườm nóng, xoa dầu nóng... vào chỗ bong gân, đây là việc làm sai lầm. Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bôi dầu, uống rượu hoặc dùng thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Bệnh nhân giờ đây sẽ cảm thấy đau đớn gấp nhiều lần do chảy máu nhiều hơn và phản ứng viêm nghiêm trọng hơn sau khi được giảm nhiệt. Các khớp bị sưng càng sưng to hơn do máu lưu thông kém.
Vì vậy tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là dầu nóng, mật gấu hay chườm lá, bóp muối như trong dân gian truyền miệng.
ĐỊA CHỈ KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Tại TP.HCM, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu là một trong những địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp an toàn và hiệu quả. Hiện tại, phòng khám đang áp dụng các phương pháp điều trị đông y để cải thiện bệnh xương khớp cho bệnh nhân một cách rõ rệt và đảm bảo an toàn sức khỏe. Cụ thể, các phương pháp Đông y được ứng dụng vào quá trình trị bệnh xương khớp tại Hoàn Cầu bao gồm:
Châm cứu.
Bấm huyệt.
Xóa bóp.
Dao dịch thể.
Dao châm He-ne.
Chích xơ tĩnh mạch,...
Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu có địa chỉ tại 80-82 Châu Văn Liêm,P.11, Q.5, TP.HCM, là cơ sở khám, chữa bệnh đã được Sở Y tế cấp phép trong các hoạt động thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đồng thời, phòng khám còn được đánh giá cao bởi tay nghề bác sĩ giỏi chuyên khoa xương khớp, quy mô rộng lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị và phòng chức năng chuyên sâu trong lĩnh vực xương khớp,...
Đến nay, phòng khám đã đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa các bệnh về xương khớp phổ biến như gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, tê bì chân tay, phong thấp, thoát vị đĩa đệm,... cho rất nhiều bệnh nhân.
Trong suốt nhiều năm hoạt động, Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu luôn giữ được phong độ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, mang đến kết quả tốt, sự hài lòng cho đông đảo bệnh nhân. Vậy nên, nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về xương khớp, người bệnh có thể yên tâm chọn Phòng khám Xương khớp Hoàn Cầu để được điều trị bằng những phương pháp hiệu quả.
Hy vọng từ bài viết chia sẻ về Cách chữa trị bong gân bàn chân và một số điều cần biết, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hoặc đặt trước lịch thăm khám bệnh xương khớp, tránh mất thời gian chờ đợi, hãy nhấn ngay vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi đến Hotline 028 3817 2299.