Bị đau gót chân là bệnh gì? khi nào thì nên đi khám?

Đau gót chân là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm hay không? và khi nào thì cần đi khám? để hiểu rõ thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

BẠN CÓ THỂ BỊ BỆNH GÌ KHI BỊ ĐAU GÓT CHÂN?

Tình trạng đau gót chân xảy ra chủ yếu liên quan đến nhiều bệnh lý, trong đó một số bệnh phải kể đến như là:

 Viêm cân gan chân

Đây tình trạng viêm của cân gan chân (dải cơ gân dưới lòng bàn chân chạy từ các ngón chân tới gót chân). Những người dễ bị tình trạng này bao gồm những người có bề mặt lòng bàn chân bất thường (quá phẳng, tức bàn chân bẹt hoặc quá cao), người béo phì, người phải đi bộ hoặc đứng lâu thường xuyên,… Cơn đau gót chân do bệnh lý này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi họ ngồi trong một thời gian dài.

 Gai xương gót chân

Nói một cách đơn giản, gai xương gót là hậu quả của viêm gan chân kéo dài, từ đó dẫn đến vùng gót chân của người bệnh mọc gai. Bệnh lý này khiến người bệnh bị đau, tê, bỏng rát hay có cảm như bị điện giật phía bên trong mắt cá chân hoặc dưới lòng bàn chân. Ngoài ra, các triệu chứng còn có thể lan đến gót chân, vòm chân, ngón chân và thậm chí cả bắp chân.

 Hội chứng đường hầm cổ chân

Đường hầm cổ chân là một khoảng hẹp nằm ở mặt trong của cổ chân, cạnh xương mắt cá chân. Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng dây thần kinh chày sau bị chèn ép do gãy xương, khối u, hạch hoặc gai gót chân.

 Viêm gân hoặc đứt gân gót chân (Achilles)

Khi bị viêm gân Achilles, ngoài triệu chứng  đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động, bên cạnh đó, chồi xương cũng có thể xuất hiện. Còn nếu trong trường hợp đang vận động mà nghe có  tiếng “phụt” ở mặt sau cẳng chân hoặc gót chân thì rất có thể gân gót chân Achilles của bạn đã bị rách, đứt.

 Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch gót chân xảy ra khi túi hoạt dịch xung quanh gót chân bị viêm do vi khuẩn. Khi đó, người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót chân bị đỏ hoặc nóng…

 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng rối loạn viêm mãn tính của cơ thể. Khi bị viêm khớp dạng thấp ở bàn chân, người bệnh không chỉ đau gót chân mà còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt và chán ăn.

 Viêm khớp phản ứng

Đây là một dạng viêm khớp gây đau đớn do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương trầm trọng liên quan hệ thống vận động.

Lưu ý: Những bệnh lý gây đau gót chân thường gặp ở những người thường xuyên mang vác nặng, đứng lâu, thừa cân, vận động viên bóng rổ, điền kinh,... do đó những đối tượng này nếu gặp phải tình trạng sưng đau gót chân thì nên cẩn thận.

ĐAU GÓT CHÂN KHI NÀO THÌ NÊN ĐI KHÁM?

Hiện tượng đau gót chân không hề đơn giản, càng kéo dài thì khả năng vận động của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị dị dạng hoặc mất hẳn khả năng vận động.

Do đó, nếu bạn thuộc các trường hợp sau, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp:

     + Bị chấn thương nặng gây đau gót chân kèm sưng nề, bầm dập nhiều phần mềm, không đi lại được…

     + Đau khởi phát không rõ yếu tố chấn thương.

     + Đau kéo dài, hay xảy ra về đêm và sáng.

     + Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng.

ĐIỀU TRỊ ĐAU GÓT CHÂN NHƯ THẾ NÀO NHANH KHỎI?

Để điều trị đau gót chân nhanh khỏi, bạn cần tuân theo sự hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ. Một số phương pháp được áp dụng để chữa đau gót chân hiệu quả hiện nay bao gồm:

♦ Điều trị nội khoa: Các dạng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm ức chế thần kinh, bổ sung dưỡng chất cho xương khớp,… được lựa chọn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bệnh nhân, nhất là được áp dụng khi bệnh còn nhẹ với tác dụng giúp loại bỏ nhanh triệu chứng bệnh lý.

Lưu ý: Thuốc điều trị chỉ được bác sĩ cấp phép sử dụng sau khi đã được thăm khám cụ thể. Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của thầy thuốc bởi nó sẽ khiến tình trạng nặng nề hơn.

♦ Dao châm He-ne: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, khả năng đi đứng bị hạn chế. Phương pháp giúp xác định huyệt vị xung quanh vùng đau nhức, tiến hành kích thích mở rộng huyệt vị sau đó loại bỏ các tổn thương bệnh lý một cách hiệu quả.

Đối với việc điều trị bằng dao châm He-ne, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, không chảy máu, không tác dụng phụ, thời gian điều trị nhanh, hồi phục nhanh chóng, bạn cũng không cần nằm viện.

♦ Vật lý trị liệu: Các phương pháp như châm cứu bấm huyệt, nắn chỉnh khớp, chiếu đèn hồng quang, cấy chỉ, bài tập vận động,… được áp dụng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của người bệnh, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

⇒ Những phương pháp tiên tiến trên hiện đang được áp dụng rất thành công tại Phòng Khám Xương Khớp Hoàn Cầu tại 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM do đó bạn có thể an tâm đến đây bất kể ngày trong tuần hoặc cuối tuần, phòng khám đều đón tiếp bệnh nhân một cách chu đáo.

⇒ Để có thể tiết kiệm thời gian chờ đợi thì bạn có thể chủ động đặt hẹn khám trước tại nhà qua hệ thống [Tư Vấn Online] hoặc Hotline bác sĩ 028 3817 2299 sẽ được sắp xếp khám nhanh chóng trong khung giờ vắng khách.

⇒ Mọi chi phí khám chữa đau gót chân tại đây hoàn toàn hợp lý, được niêm yết và công khai minh bạch theo đúng quy định của Sở Y Tế TP HCM. Do đó bạn cũng không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng đến việc đi khám.