Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là mảng dày, đỏ, có vảy trắng hoặc bạc. Bệnh vảy nến ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân, đồng thời còn gây ra các vấn đề viêm nhiễm khác. Vậy bệnh vảy nến có lây không? cách chữa bệnh hiệu quả bệnh là gì?
BỆNH VẢY NẾN LÀ BỆNH GÌ?
Vảy nến là một bệnh da liễu ngoài da khá phổ biến, biểu hiện là một số vùng da xuất hiện những mảng đỏ, có vảy và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc phải. Thông thường, vùng da dễ mắc vảy nến đó là đầu gối, khuỷu tay hoặc là da đầu. Bởi vì những vùng da này thường xuyên chịu ma sát.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc vảy nến, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành chiếm phần lớn. Chúng ta cũng không nên chủ quan và cần tích cực điều trị bệnh. Bởi vì rất nhiều bệnh nhân sau khi mắc bệnh đã ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sinh hoạt cũng giảm đáng kể, thêm vào đó họ cảm thấy khá tự ti, ngại ngùng.
Một số dạng vảy nến có thể gặp phải
Tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của tổn thương mà vảy nến có các triệu chứng riêng biệt như:
+ Vảy nến thể mảng: các mảng da xuất hiện ở khuỷu tay, ở đầu gối và vùng dưới lưng.
+ Vảy nến mụn mủ: là tình trạng xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và da chân.
+ Vảy nến giọt: tổn thương xuất hiện có dạng giọt nước khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em.
+ Viêm khớp vảy nến: bao gồm sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc sưng đầu gối, xương sống,…
+ Vảy nến móng: móng dày, có những lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt móng.
+ Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hoặc xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc.
+ Vảy nến nếp gấp: tổn thương xuất hiện ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông...
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH VẢY NẾN
Theo nghiên cứu, hai yếu tố chính góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến đó là yếu tố di truyền và một số tác nhân ngoại sinh, cụ thể:
Về yếu tố di truyền
Đối với những người mắc bệnh do di truyền, bệnh khởi phát từ khá sớm, khi bạn trong độ tuổi từ 16 - 22. Nếu bệnh khởi phát sớm, diễn biến sẽ phức tạp, da tổn thương và ngứa ngáy nhiều. Thậm chí, bệnh có khả năng lan rộng toàn thân, khó kiểm soát chu kỳ bùng phát.
Về yếu tố ngoại sinh
Cụ thể là những người bị chấn thương, bỏng nắng, nhiễm trùng da hay vừa phẫu thuật sẽ có khả năng mắc bệnh không hề nhỏ.
Nếu bạn căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,… thì bệnh sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc lạm dụng thuốc corticosteroid liên tục cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
LÝ GIẢI BỆNH VẢY NẾN CÓ LÂY KHÔNG?
Thông thường, các loại bệnh ngoài da có nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Chính vì thế, mọi người lo lắng không biết bệnh vảy nến có lây hay không.
Tuy nhiên, trên thực tế, căn bệnh vảy nến này không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Chúng ta không nhất thiết phải hạn chế tiếp xúc, hoặc xa lánh với bệnh nhân.
Không những vậy, bệnh cũng không có khả năng lây nhiễm từ vị trí này tới vị trí khác trên cơ thể của người mắc bệnh. Nhờ vậy, việc kiểm soát bệnh có phần dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vảy nến được nghiên cứu cho thấy có khả năng di truyền, cụ thể (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% người con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh vảy nến).
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH VẢY NẾN
Điều trị vảy nến như thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh,… để chính xác thì bạn phải cần được bác sĩ thăm khám cụ thể:
+ Trong trường hợp bệnh nhân bị vảy nến mức độ nhẹ đến vừa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kem bôi và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da để kháng viêm, giúp khô vảy, ngăn ngừa tổn thương da,…
+ Trong trường hợp vảy nến tổn thương ở mức độ nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp chuyên sâu như: liệu pháp ánh sáng, laser Co2,…
Phòng ngừa bệnh vảy nến
+ Mỗi người có thể tự phòng tránh bệnh lý bằng việc thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt sao cho lành mạnh và điều độ hơn.
+ Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, hạn chế dùng đồ cá nhân của người khác và cần chú ý giặt giữ kỹ lưỡng.
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như là rau của quả,… nhằm cung cấp chất xơ giúp làn da trở nên mịn màng hơn, tránh thô ráp, tăng đề kháng cơ thể.
+ Nếu như bạn phải làm việc trong môi trường khói bụi, đừng quên đeo bao tay, khẩu trang để bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu.
+ Bên cạnh đó, cần hạn chế việc quá căng thẳng, mệt mỏi để tránh gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
Bạn có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – chuyên khoa da liễu TPHCM uy tín hiện nay để được khám và điều trị hiệu quả khi có những vấn đề bất thường về da. Phòng khám có các bác sĩ chuyên khoa giỏi, làm việc có trách nhiệm, khám kỹ lưỡng, tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Chi phí khám chữa bệnh da liễu tại đây cũng được nhận định hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của số đông người bệnh, do đó bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra, phí khám chữa bệnh ngoài giờ cũng không tăng, không phát sinh thêm.
Bạn đã nắm được thông tin về bệnh vảy nến có lây không? cách chữa bệnh hiệu quả. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, bệnh nhân có thể nhấp vào Khung Chat bên dưới để được hỗ trợ miễn phí.