Bệnh ghẻ nước có lây không? cách điều trị hiệu quả

Ghẻ nước (hay bệnh ghẻ) là một bệnh tương đối phổ biến và có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị. Một điều lo lắng nữa cho nhiều người đó là bệnh ghẻ nước có lây không? thông tin sau đây sẽ hỗ trợ giải đáp và hướng dẫn cách điều trị cho bạn.

BỆNH GHẺ NƯỚC LÀ BỆNH GÌ?

Ghẻ nước thực ra là cái tên mà người dân đặt cho bệnh ghẻ. Đặc trưng của bệnh lý này là các tổn thương ở da dạng mụn nước riêng rẽ, rải rác, nhiều nhất ở các vùng da mỏng, da nhạy cảm như kẽ ngón tay - ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,...

Chính bởi sự ký sinh của loài côn trùng ghẻ có kích thước rất nhỏ nên hầu như bạn không thể thấy chúng bằng mắt thường. Đồng thời chúng cũng thường xuyên di chuyển trên các lớp biểu bì ở da tạo ra các rãnh hang, chính lượng chất thải của chúng lan rộng khắp nơi và đã gây viêm nhiễm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nước

Tác nhân gây ra ghẻ nước là ký sinh trùng cái ghẻ có tên gọi là Sarcoptes scabiei hominis. Mỗi ngày chúng có thể đẻ từ 1 - 5 trứng sau đó khoảng 3 - 7 ngày trứng của chúng sẽ nở thành ấu trùng con và nó lột xác để trưởng thành.

Cái ghẻ tấn công và gây ra bệnh ghẻ nước thông qua các hình thức lây nhiễm như:

- Lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân, sinh hoạt chung hoặc có tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây khi người bệnh gãi và phát tán ký sinh trùng ra không khí và nó bám vào da của người lành.

- Người bệnh sống môi trường không được vệ sinh sạch sẽ, nhiều nấm mốc, độ ẩm không khí cao.

- Những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng sẽ là nguyên nhân lớn khiến ghẻ nước xâm phạm cơ thể dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước

Các dấu hiệu ghẻ nước sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi cái ghẻ thâm nhập vào da khoảng 2 - 3 tuần. Biểu hiện đặc trưng là cơn ngứa dữ dội vào ban đêm bởi đây là thời điểm cái ghẻ đào hang và đẻ trứng.

- Ngoài ra, người bị ghẻ nước còn thấy trên da xuất hiện các mụn nước riêng rẽ, nằm rải rác.

- Trên da, có các vết xước, gây đỏ da, vảy trên da hoặc dát thâm, mụn mủ trên da.

- Trên da xuất hiện đường hầm do cái ghẻ đào dài khoảng 3 - 5mm, bên trên đường hầm là mụn nước nhỏ, có dịch chảy ra và có cái ghẻ bám vào nếu dùng đầu kim tác động.

- Vết ngứa, vết chà xát do ghẻ nước có thể gây ra bội nhiễm chàm hóa trên da.

BỆNH GHẺ NƯỚC CÓ LÂY KHÔNG?

Bệnh ghẻ nước là một trong những bệnh lý được nghiên cứu là có khả năng lây nhiễm cao, thậm chí là qua môi trường trung gian. Căn bệnh này có sự lây lan một cách chóng mặt nếu không được chữa trị kịp thời, từ một vùng da nhỏ trên cơ thể bị bệnh ghẻ nước cũng có thể lây lan ra toàn thân và thậm chí có thể lây nhiễm cho nhiều người xung quanh nếu họ có tiếp xúc với bạn.

+ Ghẻ nước lây trực tiếp giữa người với người thông qua việc tiếp xúc thân mật như ôm hôn, ngồi cạnh, nắm tay, quan hệ tình dục,...

+ Và đôi khi việc tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà bị bệnh cũng có thể khiến người bệnh bị lây nhiễm.

+ Ghẻ nước cũng dễ lây lan qua hình thức tiếp xúc gián tiếp như: Dùng chung đồ dùng cá nhân người bệnh, hay nằm ngủ cùng giường hay chăn đệm, ăn uống chung,...

TÁC HẠI CỦA BỆNH GHẺ NƯỚC CẦN ĐIỀU TRỊ TỪ SỚM

Bên cạnh việc dễ lây lan nhanh chóng thì tác hại của bệnh ghẻ nước cũng không nhỏ. Ghẻ nước không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, mà nó còn làm ảnh việc thẩm mỹ da, một số trường hợp nặng hơn có thể gây nhiễm trùng da cấp độ nặng, chàm hóa da toàn thân, viêm cầu thận, thậm chí ung thư da,…

Bên cạnh đó, chính việc gãi ngứa cũng sẽ là yếu tố giúp cho vi khuẩn dễ tấn công, gây nên rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác vào sâu bên trong cơ thể.

Do đó, bệnh này cần được nhận diện để điều trị từ sớm mới đạt được mục đích tiêu diệt tác nhân gây bệnh, mang lại hiệu quả cao và ngăn chặn được biến chứng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?

Thông thường, bệnh ghẻ sẽ được điều trị bằng thuốc bôi chống ngứa được bác sĩ chỉ định, nhưng thuốc cần phải bôi trực tiếp lên thương tổn và không được bôi vào mắt hay niêm mạc. Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ và thay quần áo mới.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn số lần dùng thuốc phù hợp. Người bệnh cần bôi thuốc liên tục cho đến khi khỏi bệnh và có thể bôi thêm để điều trị dự phòng bệnh tái phát. Một số trường hợp cần thiết bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc toàn thân như: thuốc chứa vitamin C, histamin,...

Bên cạnh việc điều trị thì bệnh nhân cũng nên có hướng phòng ngừa bệnh ghẻ nước như: đảm bảo trong khâu vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống khoa học, nếu có bệnh cũng tránh tiếp xúc với người khác và cần theo dõi, điều trị sớm.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ da liễu có khám chữa các bệnh về ghẻ ngứa, dị ứng da và nhiều vấn đề khác ở da, bạn quan tâm có thể tham khảo để được chữa trị theo phương pháp phù hợp.

Tại phòng khám, bạn sẽ được chẩn đoán bởi các bác sĩ giỏi, tay nghề chuyên môn thành thạo, thái độ tận tâm và chu đáo. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp chuyên sâu khác để đạt được hiệu quả cao hơn. Chính vì thế mà nhiều bệnh nhân sau khi đến đây vô cùng hài lòng.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây về bệnh ghẻ nước có lây không? cách điều trị hiệu quả đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh ghẻ nước để tránh được hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ, hãy nhấp vào Khung Chat bên dưới sẽ được tư vấn giải đáp và đặt hẹn miễn phí.